Ta có 3 cách nhúng (thêm mã) css vào tài liệu html bao gồm Inline css, Internal css , External css.
1. Inline Css
Đây là cách thêm css trực tiếp trên thẻ html cần định dạng. Tập hợp các style css được khai báo bên trong thuộc tính style của thẻ.
Ưu điểm: Style cho một đối tượng html rất nhanh chóng.
Nhược điểm: Những style css chỉ áp dụng cho một cụ thể, không áp dụng chung cho nhiều thẻ html cùng lúc.
Ví dụ 1: Thiết lập đoạn văn có màu đỏ, chúng ta có thể thiết lập như code bên dưới.
1 | < p style = "color: red" >Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quaerat, unde?</ p > |
2. Internal Css
Đây là cách thêm đoạn code css ở một khu vực riêng trong file html.
Ưu điểm: Phân biệt rõ ràng đoạn code css và những nội dung html còn lại.
Nhược điểm: Những style css chỉ áp dụng được trong phạm vi một file cụ thể nơi mà nó được khai báo. Nó không thể sử dụng chung cho nhiều page khác nhau.
Ví dụ 2: Thiết lập font-size: 18px
và color: orange
cho thẻ tiêu đề h1
.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 | <! DOCTYPE html> < html > < head > < meta charset = "UTF-8" > < title >Nhúng CSS vào file HTML</ title > </ head > < body > < style > h1 { color: orange; font-size: 18px; } </ style > < h1 >www.VnKha.com</ h1 > </ body > </ html > |
3. External Css
Tạo một tập tin .css riêng và nhúng vào tài liệu HTML thông qua cặp thẻ Link. Với hình thức này tất cả những code css được đưa vào trong file có đuôi mở rộng .css (ví dụ: main.css).
Ưu điểm: Giúp Css có thể dùng chung cho nhiều page khác nhau của website và dễ dàng quản lý.
Ví dụ bên dưới giúp thiết lập màu sắc cho thẻ p thông qua file main.css
Cấu trúc file thư mục:
index.html
css
----main.css
File main.css
nằm trong thư mục css/
1 2 3 | p{ color: #f15c25; } |
Nội dung file index.html
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 | <! DOCTYPE html> < html lang = "en" > < head > < meta charset = "UTF-8" > < title >Nhúng CSS vào file HTML</ title > < link rel = "stylesheet" href = "css/main.css" > </ head > < body > < p >Thiết kế website</ p > </ body > </ html > |
Trong đó dòng code
1 | < link rel = "stylesheet" href = "css/main.css" > |
giúp liên kết đến file main.css nằm trong thư mục css của dự án.
Chú ý: Tùy vào từng trường hợp cụ thể bạn có thể lựa chọn cách thích hợp.