Nhập nội dung tìm kiếm

10/01/2024

CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

         MỤC TIÊU KIẾN THỨC:

- Về kiến thức

+      Nắm được khái niệm về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh lao động;

- Về kỹ năng

+   Trình bày được các khái niệm về điều kiện lao động, tai nạn lao động;

 1. Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động

        1.1. Kỹ thuật an toàn

        Là hệ thống các biện pháp, phương tiện, thiết bị an toàn về tổ chức, kỹ thuật nhằm phòng ngừa tác động xấu của các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất phải quán triệt các biện pháp đó ngay từ khi thiết kế xây dựng, chế tạo các thiết bị máy móc công nghệ.

        

        1.2. Kỹ thuật vệ sinh lao động

Là hệ thống các biện pháp, phương tiện,thiết bị an toàn về tổ chức, kỹ thuật nhằm phòng ngừa tác động xấu của các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất đối với người lao động. Để ngăn ngừa phải tiến hành một số các biện pháp cần thiết: nghiên cứu sự phát triển và tác động của các yếu tố đó đối với cơ thể con, xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động.
        
        1.3. Chế độ chính sách về BHLĐ
        

        1.4. Công tác tổ chức bảo hộ lao động

        1.4.1. Công tác chuẩn bị

        Căn cứ vào điều kiện thực tế của Xí nghiệp: Từ con người đến điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và các quá trình công nghệ mà Xí nghiệp đảm nhận thực hiện đẻ xác định các yếu tố nguy hiểm có thể xẩy ra tai nạn gây chấn thương hoặc tử vong người lao động, các yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp làm suy giảm sức khỏe người lao động từ đó đề ra phương án, kế hoạch chuẩn bị:

        - Các qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động và chế độ chính sách;

        - Các thiết bị, phương tiện, dụng cụ an toàn dùng chung và trang bị cá nhân;

        - Yếu tố con người : Đội ngũ mạng lưới an toàn, vệ sinh viên có đủ trình độ, năng

lực để tổ chức và giám sát việc thực hiện công tác BHLĐ trong Xí nghiệp.


        1.4.2. Tổ chức thực hiện

        * Kỹ thuật an toàn:

            - Xác định vùng nguy hiểm.

            - Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức, thao tác làm việc đảm bảo an toàn.

            - Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng, thiết bị che chắn,thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo vệ cá nhân

        * Vệ sinh lao động:

            - Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh.

            - Xác định các yếu tố có hại tới sức khỏe.

            - Biện pháp tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe, tuyển dụng lao động.

            - Biện pháp về vệ sinh học, vệ sinh cá nhân , vệ sinh môi trường.

            - Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi hơi - khí độc, kỹ thuật chống tiếng ồn rung động, chiếu sáng bức xạ chống phóng xạ, điện trường.

        Theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, có biện pháp bổ xung giảm bớt các yếu tố có hại đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.


        


Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *