Menu-ngang

☰ MENU

26/03/2024

BIOS - CMOS

 1. BIOS máy tính là gì?

BIOS là viết tắt của cụm từ "Basic Input/Output System" (hệ thống thông tin đầu vào/Đầu ra cơ bản"). Về bản chất, BIOS là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip firmware nằm ở trên bo mạch chủ (mainboard) của máy vi tính.

Theo đúng tên của mình, BIOS có chức năng kiểm soát các tính năng căn bản của máy vi tính : Kết nối và chạy trình điều khiển (driver) cho các thiết bị ngoại vi (chuột, keyboard, usb…), đọc trật tự ổ cứng để khởi động các hệ điều hành, hiển thị tín hiệu lên màn hình v.v…


Khi máy vi tính được khởi động, nhiệm vụ của BIOS là "đánh thức" từng linh kiện và kiểm tra xem linh kiện này có hoạt động hay không. Sau thời gian ấy, BIOS sẽ chuyển nhiệm vụ kiểm soát lại cho hệ điều hành. Điều đó cũng có nghĩa là, mặc dù máy tính của bạn có hiện đại đến đâu, nếu như không có BIOS cũng không thể khởi động được. Có thể nói, đây là một trong những chi tiết vô cùng quan trọng trong các dòng máy tính.


Giao diện BIOS truyền thống



Giao diện UEFI

2. UEFI với BIOS có gì khác biệt?

Trước khi cùng nhau đi tìm hiểu cụ thể các tính năng của Basic Input/Output System thì chúng ta hãy cùng đề cập so qua một loại BIOS hoàn toàn mới chính là UEFI ( Unified Extensible Firmware Interface). Khác với phần mềm truyền thống thì giao diện của UEFI sẽ trông bắt mắt và thân thiện hơn. Hỗ trợ khả năng quản lý và sử dụng của người dùng dễ dàng hơn. 

UEFI có hỗ trợ khi kết nối ngoại vi sử dụng các loại thiết bị chuột, có thể hỗ trợ được thêm các nhân tố đồ họa đơn giản như các biểu tượng sắc màu. Điều này khác khác với các loại truyền thống khi chỉ sử dụng không tới 10 màu. Gần như là các bản truyền thông chỉ sử dụng chữ cái, ký tự đặc biệt cơ bản.

Bên cạnh những điểm mới mẻ phía trên thì UEFI không hề bị giới hạn về bộ nhớ, không giới hạn số lượng phân vùng tối đa hay là dung lượng của bộ nhớ. 

Người dùng sẽ dễ dàng nhìn thấy được từ 2 dạng giao diện trên với phiên bản UEFI sẽ là một bản nâng cấp hoàn toàn mới cho bản truyền thống trong hiện tại và cả tương lai sau này. 

3. Tính năng của BIOS

Tiếp theo hãy cùng bài viết tìm hiểu về tính năng của BIOS nhé. Bản truyền thống có rất nhiều tính năng khác nhau, nhưng sẽ có một số tính năng cơ bản người dùng sẽ thường dùng nhất như sau:  

3.1. Thay đổi thứ tự Boot khi khởi động
Tính năng đầu tiên phải nhắc đến chính là thay đổi thứ tự Boot khi khởi động máy. Nếu như bạn nào hay cài lại Win thì chắc chắn sẽ quen thuộc với việc này. Vì khi thay đổi thứ tự của Boot thì máy của bạn mới có thể đọc được USB hoặc là đĩa CD.

Có một số loại máy sẽ thường được set mặc định là Boot ổ cứng trước khi tiến hành boot đĩa CD. Khi bật máy của bạn lên để tiến hành cài Win thì bạn phải đọc ổ từ ổ cứng trước và bỏ đi bước boot đĩa CD. 


3.2. Theo dõi, kiểm tra nhiệt độ
Tính năng tiếp theo chính là theo dõi và kiểm tra nhiệt độ của máy. Đây là một tính năng không còn quá cần thiết nếu như bạn đang sử dụng MSI Afterburner và các phần mềm khác. Tuy nhiên nếu ở trường hợp bạn không bật được máy tính lên hoặc máy đang sử dụng thì lại tự khởi động lại. Lúc này tính năng này sẽ có tác dụng để phát huy rồi. 

Tại BIOS người dùng sẽ có thể theo dõi kiểm tra được nhiệt độ hiện tại máy của mình, tốc độ quay của quạt tản nhiệt.


3.3. Ép xung
Tính năng kế tiếp là ép xung, đây là một trong những tính năng chỉ xuất hiện khi mainboard máy của bạn cho phép thực hiện. Trong khi tiến hành ép xung thì người dùng sẽ thấy nhiều sự thay đổi từ nguồn điện được cung cấp đầu vào, thay đổi cung của CPU, GPU và cả RAM.

3.4. Kích hoạt và sử dụng phần cứng
Tính năng cuối cùng được giới thiệu trong bài viết này là kích hoạt sử dụng phần cứng của máy. Đây là một trong những tính năng sử dụng BIOS để kiểm soát hoạt động của các thiết bị ngoại vi. 

Nếu thiết bị ngoại vi đang kết nối nào đó không thể sử dụng được hoặc bạn đang muốn khóa để hạn chế một số các thiết bị kết nối với máy tính của mình. Thì lúc này BIOS là nơi sẽ giúp bạn kiểm soát tốt nhất. 

4. Cách vào Bios trên nhiều dòng máy tính

Những cách truy cập BIOS phổ biến hiện nay là F1, F2, F10, F12, DEL hoặc ESC. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể phân biệt theo từng loại bo mạch chủ hoặc dòng máy để dễ dàng truy cập hơn.

Phân loại theo từng bo mạch chủ:
  • Abit: ấn phím DEL để truy cập BIOS
  • Acer: ấn phím DEL hoặc F2. Với các bo mạch chủ cũ có thể ấn F1 hoặc tổ hợp phím Crtl + Alt + Esc
  • Acube Systems: ấn F2 hoặc DEL
  • ASRock: ấn F2
  • ASUS: bấm phím DEL, Print hoặc F10
  • Biostar: bấm phím DEL
  • AOpen: bấm phím F2 hoặc DEL
  • BFG: nhấn DEL để truy cập BIOS
  • GIGABYTE: ấn phím DEL
  • Intel: ấn phím F2
  • ZOTAC: ấn phím DEL
Cách truy cập BIOS theo từng dòng máy
  • Truy cập vào Bios trên SONY  
            Để truy cập BIOS, khi khởi động máy. Ấn và giữ F2
            Để truy cập Recovery, khi khởi động giữ F10

  • Truy cập vào Bios trên HP – COMPAQ:
            Một số dòng máy của HP, bạn bấm ESC để vào BIOS.
            Để vào được BIOS, khi khởi động lại máy tính nhấn và giữ F10 hoặc F2, F6.
            Để truy cập vào Recovery, khi khởi động lại máy tính nhấn và giữ phím F11.
            Để vào BOOT, khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F9.
  • Cách truy cập Bios trên ACER 
            Để truy cập vào Boot, khi khởi động máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12
            Để vào được ứng dụng, khởi động máy tính nhấn và giữ phím F2 hoặc DEL (F1 hoặc Ctrl + Alt + Esc trên một số máy tính cũ)

  • ASUS
        Để vào BIOS, khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím ESC. Có một số laptop yêu cầu phải nhấn và giữ F2 sau đó nhấn nút Nguồn, tiếp tục giữ F2 cho tới khi xuất hiện màn hình BIOS.
        Để vào BOOT, khi khởi động máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2.
  • LENOVO THINKPAD
        Để vào BIOS của dòng LENOVO, khi khởi động máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F1 hoặc F2.
        Để vào Recovery, khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím ThinkVantage.
        Để vào được BOOT, khởi động bạn cần nhấn và giữ phím F12.
  • Razer
        Để truy cập vào BIOS trên Razer. Khi khởi động máy, các bạn nhấn và giữ F1 hoặc phím DEL. 
        Các truy cập và Bios DELL 
        Để truy cập, các bạn ấn và giữ phím F2. 
        Truy cập Recovery, ấn F8 và chọn Repair your Computer.
        Để vào BOOT, ấn và giữ phím F12.

5. CMOS

CMOS (viết tắt của Complementary Metal-Oxide-Semiconductor - tạm dịch là Bán dẫn kim loại ô-xít bù) là thuật ngữ để chỉ một lượng nhỏ bộ nhớ trên bảng mạch máy tính, lưu trữ trong BIOS. Một số thiết lập cài đặt BIOS này có thời gian, ngày tháng trên hệ thống cũng như các thiết lập phần cứng.

Chủ yếu ta nghe nói đến CMOS qua hoạt động Clear CMOS (hay reset BIOS), tức là đưa các thiết lập BIOS về trạng thái mặc định. Việc này rất đơn giản và thường được dùng để giải quyết nhiều lỗi máy tính.

BIOS và CMOS hoạt động với nhau như thế nào?
BIOS là con chip máy tính nằm trên bảng mạch giống như CMOS, ngoại trừ việc mục đích của nó là để vi xử lý và các phần cứng máy tính như ổ cứng, cổng USB, card âm thanh, card đồ họa… giao tiếp với nhau. Máy tính không có BIOS sẽ không hiểu được làm sao những linh kiện này phối hợp với nhau.

CMOS là con chip máy tính nằm trên bảng mạch hay cụ thể hơn là chip RAM, nghĩa là thường nó sẽ mất đi các thiết lập đã lưu trữ khi tắt máy tính. Tuy vậy, pin CMOS được dùng để cung cấp nguồn điện ổn định cho con chip.

Khi máy tính khởi động lần đầu, BIOS lấy thông tin từ CMOS để hiểu được các thiết lập phần cứng, thời gian…

Pin CMOS là gì?
CMOS thường chạy bằng pin CR2032, hay còn gọi là pin CMOS. Hầu hết đều có tuổi thọ bằng bo mạch, lên tới 10 năm nhưng đôi khi cũng phải thay thế. Thời gian, ngày tháng hệ thống không chính xác hay mất các thiết lập BIOS là dấu hiệu cho thấy pin CMOS đã/đang “chết”. Thay thế chúng cũng rất đơn giản, chỉ cần tháo ra, lắp cái mới vào là được.


Khi nào cần thay pin CMOS?
Máy tính sẽ bắt đầu hoạt động bất thường khi pin CMOS cạn kiệt. Dưới đây là một số dấu hiệu cho biest bạn cần thay pin CMOS:
        1. Ngày hoặc giờ không chính xác
        2. Các thiết bị đầu vào bắt đầu hoạt động không chính xác
        3. Thiếu driver
        4. Sự cố bật/tắt nguồn
        5. Âm thanh bíp hoặc thông báo lỗi