CÁC LỖI THÔNG DỤNG
1. Laptop, PC bị đơ, bị đứng hình
2. Máy bị lỗi ổ cứng
3. Pc, Laptop gặp lỗi bàn phím
4. Máy tính không kết nối được mạng
5. Laptop PC gặp vấn đề về pin
6. PC, Laptop bị lỗi hệ thống
7. Máy bị quá tải nhiệt
8. PC Laptop hết dung lượng lưu trữ
9. Màn hình máy tính bị xanh
10. PC Laptop không cài được ứng dụng
11. Máy tính không đặt được mật khẩu
12. Máy tính bị lỗi font chữ
13. Biểu tượng mạng của máy tính xuất hiện dấu chấm than vàng
14. Máy tính không tắt được
15. Laptop PC không lên màn hình
16. Lỗi nguồn
17. Lỗi mainboard
18. Lỗi CPU
19. Lỗi Ram
20. Lỗi hệ điều hành
21. Lỗi bàn phím, chuột, dây Sata, VGA, USB, Pin CMos, Màn hình
22. Lỗi không nhận máy in
23. Lỗi Driver
24. Chẩn đoán lỗi máy tính qua tiếng Bíp
CÁCH XỬ LÝ LỖI
1. LAPTOP, PC BỊ ĐƠ, BỊ ĐỨNG HÌNH
Máy bị đơ, bị đứng hình là lỗi thường gặp trên Laptop PC sau khi sử dụng trong khoảng thời gian dài. Với lỗi này, màn hình của máy sẽ đứng yên, bị đơ và không hiển thị bất cứ thao tác nào.
1.1. Nguyên nhân
Lỗi này xảy ra do sự xung đột các phần mềm trong máy khi tải về và cài đặt, do máy phải xử lý nhiều ứng dụng cùng lúc, hoặc do máy bị quá tải nhiệt, quá nóng. Đôi khi là do các driver của máy bị lỗi hoặc cũ, khiến máy gặp vấn đề trong xử lý.
1.2. Cách khắc phục
- Restart, khởi động lại máy tính
- Update Windows, cập nhật phiên bản hệ điều hành mới nhất.
- Gỡ các phần mềm độc hại, hoặc xóa đi tải lại các ứng dụng đang gặp vấn đề.
- Vệ sinh các linh kiện của máy như CPU, RAM, ổ cứng...
- Thay RAM, ổ cứng mới (Sao lưu toàn bộ dữ liệu trước khi thay mới).
2. MÁY BỊ LỖI Ổ CỨNG
Ổ cứng thành phần quan trọng đảm nhiệm chức năng lưu trữ, truy xuất dữ liệu và khởi chạy các phần mềm, ứng dụng trên máy tính. Việc ổ cứng đã quá cũ, bị đầy bộ nhớ hoặc bị hỏng, bị bám bụi cũng sẽ gây ra tình trạng giật lag, treo máy hay các lỗi thường gặp trên Laptop PC khác.
2.1. Nguyên nhân
- Ổ cứng hoạt động quá lâu, phải xử lý các ứng dụng nặng trong thời gian dài.
- Ổ cứng bị phân mảnh do bị đầy bộ nhớ, các dữ liệu người dùng không được sắp xếp rõ ràng, khiến ổ cứng bị quá tải dữ liệu tải trong một phân vùng nào đó.
2.2. Cách khắc phục
- Thay thế ổ cứng mới.
- Sắp xếp lại, phân bổ các tài liệu, dữ liệu vào đúng phân vùng, xóa bớt phần mềm không cần thiết.
- Sửa lỗi ổ cứng, dọn các thư mục rác bằng các phần mềm hỗ trợ như: Norton Save & Restore 2.0, HDD Regenerator...
3. PC, LAPTOP GẶP LỖI BÀN PHÍM
Bàn phím cũng là một lỗi thường gặp trên Laptop PC. Các bạn có thể gặp phải các lỗi với bàn phím như: Bàn phím bị liệt, bị đơ, bị khóa...
3.1. Nguyên nhân
- Bàn phím bị khóa do người dùng vô tình khóa bàn phím bằng phím chức năng.
- Bàn phím gặp lỗi phần cứng, phần mềm.
- Bàn phím đã quá cũ nên bị hỏng, liệt 1 số hay toàn bộ phím.
3.2. Cách khắc phục
- Thay bàn phím mới.
- Sửa lỗi bàn phím theo link dưới đây.
4. MÁY TÍNH KHÔNG KẾT NỐI ĐƯỢC MẠNG
Máy tính không kết nối được Wifi, mạng cũng là một trong những lỗi thường gặp trên Laptop PC.
4.1. Nguyên nhân
- Máy tính bị lỗi phần cứng.
- Máy tính bị lỗi phần mềm và trình điều khiển.
- Máy bị lỗi cấu hình mạng.
- Router, modem mạng bị lỗi.
- Nhà dịch vụ mạng gặp trục trặc.
4.2. Cách khắc phục
- Kiểm tra bộ Router Wi-Fi.
- Kiểm tra chế độ của Wi-Fi.
- Khởi động lại Laptop.
- Xóa mạng Wi-Fi và kết nối lại.
- Làm mới địa chỉ IP.
- Đặt lại địa chỉ IP mạng.
5. LAPTOP PC GẶP VẤN ĐỀ VỀ PIN
Máy tính không sạc được pin, cắm nguồn điện không vào là lỗi thường gặp trên Laptop PC. Sau một thời gian dài sử dụng, thời lượng, dung lượng pin của máy bắt đầu bị lão hóa và giảm dàn, khiến cho máy nhanh hết pin hay bị sập nguồn bất chợt.
5.1. Nguyên nhân
- Nguồn điện gặp vấn đề.
- Pin bị chai/hỏng.
- Bộ sạc bị hỏng.
- Đầu cắm sạc bị lỏng.
- Máy tính bị quá tải nhiệt, quá nóng.
5.2. Cách khắc phục
- Kiểm tra lại nguồn điện.
- Kiểm tra/thay mới bộ sạc.
- Thay pin mới.
6. PC, LAPTOP BỊ LỖI HỆ THỐNG
Khi máy tính gặp lỗi hệ thống, hệ điều hành, các bạn cũng sẽ không thể khởi động, cũng như thao tác trên máy một cách bình thường như mọi khi.
6.1. Nguyên nhân
- Các file hệ thống bị lỗi, bị tấn công virus.
- Ổ cứng bị lỗi, bị virus.
6.2. Cách khắc phục
- Sửa lại file hệ thống.
- Tháo ổ cứng của máy tính và gắn vào máy tính khác để kiểm tra xem lỗi do đâu.
- Cài đặt lại hệ điều hành.
7. MÁY BỊ QUÁ TẢI NHIỆT
Máy tính bị quá tải nhiệt, quá nóng cũng là một trong những lỗi hường gặp trên PC Laptop của người dùng. Khi hoạt động quá công suất hay máy được sử dụng trong thời gian dài, tình trạng nóng máy, giật lag, treo máy là không thể tránh khỏi nếu như quạt tản nhiệt hoạt động không ổn định.
7.1. Nguyên nhân
- CPU máy phải xử lý nhiều ứng dụng cùng lúc.
- Quạt tản nhiệt yếu, bị bám bụi bẩn.
- Ứng dụng, phần mềm không tương thích với cấu hình máy, khiến máy bị quá tải.
7.2. Cách khắc phục
- Vệ sinh quản tản nhiêt.
- Nâng cấp hệ thống BIOS của máy
8. PC LAPTOP HẾT DUNG LƯỢNG LƯU TRỮ
Việc lưu trữ quá nhiều thông tin, dữ liệu sẽ khiến cho máy bị đầy bộ nhớ.
8.1. Nguyên nhân
- Người dùng lưu trữ thông tin vượt mức dung lượng bộ nhớ.
- Bộ nhớ chứa nhiều thư mục rác, không cần thiết.
8.2. Cách khắc phục
- Giải phóng bộ nhớ, xóa các file rác, không cần thiết
- Nâng cấp hoặc thay mới ổ cứng mới với dung lượng lớn hơn.
9. MÀN HÌNH MÁY TÍNH BỊ XANH
Lỗi màn hình máy tính bị xanh là lỗi thường gặp trên Laptop PC và các sẽ bạn không thể thực hiện bất kỳ thao tác nào trên máy tính khi xuất hiện lỗi này.
9.1. Nguyên nhân
- Driver không tương thích với máy tính.
- RAM bị lỗi hoặc khe cắm RAM bị bẩn.
- Hệ điều hành bị lỗi.
- Xung đột phần mềm.
- Máy tính bị nhiễm virus.
9.2. Cách khắc phục
- Vệ sinh RAM máy.
- Cập nhật hệ điều hành tương thích.
- Gỡ bỏ các phần mềm gây xung đột.
- Quét virus.
- Nâng cấp hoặc thay mới ổ cứng.
10. PC LAPTOP KHÔNG CÀI ĐƯỢC ỨNG DỤNG
Trong nhiều trường hợp, máy tính của bạn sẽ không cho phép bạn tải về và cài đặt các ứng dụng mới. Đây cũng là một trong những lỗi thường gặp trên Laptop PC mà người dùng hay gặp phải.
10.1. Nguyên nhân
- Ứng dụng có dung lượng, đồ họa lớn hơn dung lượng thực tế của Windows.
- Người dùng chưa gỡ phiên bản cũ của ứng dụng trước khi tải về phiên bản mới
- Phần mềm không chạy với ngôn ngữ hệ điều hành
10.1. Cách khắc phục
- Cài đặt ứng dụng với tư cách quản trị (Run as Adminstrator)
- Cài đặt phiên bản ứng dụng phù hợp với cấu hình máy
- Gỡ phiên bản cài đặt cũ trước khi cài đặt phiên bản mới.
- Đặt tên thư mục dưới dạng không dấu.
11. MÁY TÍNH KHÔNG ĐẶT ĐƯỢC MẬT KHẨU
Một lỗi thường gặp trên Laptop PC khác người dùng cũng rất hay gặp phải là lỗi không thể đặt password. Khi gặp lỗi này, màn hình sẽ hiển thị hộp thoại thông báo Windows cannot change the pasword.
11.1. Nguyên nhân
Bạn đang sử dụng máy với tư cách là thành viên (User) chứ không phải là chủ máy (Admin) nên không thể cài đặt mật khẩu cho máy tính.
11.2. Cách khắc phục
Các bạn hãy đăng nhập vào máy với tư cách là Admin để có thể tiến hành cài đặt mật khẩu cho máy của mình.
12. MÁY TÍNH BỊ LỖI FONT CHỮ
Lỗi font chữ khi soạn thảo văn bản, gõ bàn phím là lỗi thường gặp trên Laptop PC của mọi người dùng.
12.1. Nguyên nhân
Laptop, PC của bạn thiếu font chữ hay trình soạn thảo tiếng của máy bị lỗi, bị hỏng hoặc không được cập nhật mới.
12.2. Cách khắc phục
Các bạn hãy bổ sung các loại font chữ cho máy hoặc tải về mới nhất phần mềm soạn thảo văn bản cho máy.
13. BIỂU TƯỢNG MẠNG CỦA MÁY TÍNH XUẤT HIỆN DẤU CHẤM THAN VÀNG
Lỗi này chỉ xuất hiện khi đường truyền kết nối mạng của bạn gặp vấn đề và bạn không thể truy cập hay kết nối với Internet.
13.1. Nguyên nhân
- Dây Ethernet bị lỏng, dây cắm Modem/Router bị lỏng.
- Địa chỉ IP của máy tính không phù hợp, bị sai thông số.
- Modem/Router quá cũ.
- Đường truyền nhà mạng đang gặp lỗi.
13.2 Cách khắc phục
- Kiểm tra lại đầu cắm của dây mạng với Router/Modem và máy tính.
- Cài đặt lại địa chỉ IP của máy.
- Thay đổi địa chỉ DNS của máy tính.
- Liên hệ nhà dịch vụ mạng để được hỗ trợ.
14. MÁY TÍNH KHÔNG TẮT ĐƯỢC
Trong quá trình sử dụng, đôi khi bạn sẽ gặp trường hợp không tắt được máy tính. Đây là lỗi thường gặp trên Laptop PC gây hoang mang cho người dùng.
14.1. Nguyên nhân
Máy tính bị lỗi phần cứng hoặc phần mềm
14.2. Cách khắc phục
- Tắt các ứng dụng còn đang chạy trước khi tắt máy.
- Hủy Fast Bootup
- Dùng Command Prompt để tắt máy tính.
- Vô hiệu hóa và cài lại Driver cho máy.
15. LAPTOP PC KHÔNG LÊN MÀN HÌNH
Máy tính đã khởi động nhưng màn hình không hoạt động là một trong các lỗi thường gặp trên Laptop PC. Tình trạng này khiến cho người dùng bị trì hoãn công việc, cũng như là làm giảm hiệu quả giải trí.
15.1. Nguyên nhân
- Cáp màn hình bị đứt.
- Máy tính bị hỏng VGA.
- Mainboard của máy bị lỗi.
- Nguồn điện không ổn định.
- Máy bị lỗi RAM.
15.2. Cách khắc phục
- Kiểm tra và thay mới RAM, VGA.
- Kiểm tra nguồn điện, bộ sạc.
- Đem máy tới trung tâm sửa chữa.
16. LỖI NGUỒN
16.1. Nguyên nhân
- Quạt nguồn không quay;
- Quạt nguồn sau khi quay vài vòng, rồi tắt;
- Nguồn bị sụt áp đột ngột;
- Đã kích hoạt bộ nguồn, cánh quạt quay, nhưng máy không lên nguồn;
- Nguồn bị chập mạch.
16.2. Khắc phục
16.2.1. Quạt nguồn không quayNếu gặp lỗi này, trước hết bạn nên thực hiện kiểm tra dây nguồn và ổ cắm để đảm bảo rằng mức điện đầu vào luôn được ổn định. Nếu có thể tháo nguồn điện, hãy kiểm tra quạt bên trong xem có bụi bẩn hoặc lỗi phần cứng do vòng bi bị ăn mòn hoặc các bộ phận khác bên trong quạt không.
16.2.2. Quạt quay vài vòng rồi tắt
Lỗi này là do quạt quay một lúc rồi tắt do phần tụ trở thấp, bị phồng hoặc chết máy và không đủ dòng điện để cấp nguồn cho bo mạch chủ, card, RAM, ổ cứng và các thiết bị ngoại vi khác. Vì thế nên xảy ra tình trạng quạt quay một lát rồi ngắt.
Lỗi này có thể do chân xanh sụt áp 5V, nguồn không hoạt động, STB mất áp 5V, IC dao động, chết IC bảo vệ, hỏng cầu chì,...
16.2.3. Nguồn máy tính bị sụt áp
Những dấu hiệu của lỗi nguồn này là máy khởi động không hiển thị hình, không nhận ổ cứng, máy chạy được một lúc sau khi khởi động lại.
Cách sửa nguồn PC trong trường hợp này là cần xem xét kĩ lưỡng nguyên nhân của lỗi là do bộ nguồn hay do bo mạch chủ. Bạn phải thay bộ nguồn khác nếu sự cố xảy ra với nguồn điện của máy tính do tụ điện bị phồng, bị lỗi.
16.2.4. Bật nguồn thì quạt quay nhưng nguồn không lên
Ngoài ra còn có 2 trường hợp cần xem xét cho lỗi này đó là bo mạch chủ hoặc bộ nguồn điện. Nếu mainboard hoạt động tốt nhưng quạt quay nhưng nguồn không hoạt động thì là do mất điện áp PW good ở chân màu nâu , IC dao động và IC bảo vệ
16.2.5. Nguồn bị chập mạch
Lỗi này ngăn nguồn điện kích hoạt. Rút phích cắm điện và kiểm tra bụi bẩn và xem xét xem các mạch vẫn sạch sẽ và có dấu hiện han gỉ không.
Dùng đồng hồ điện tử để kiểm tra thông mạch. Thông thường lỗi nguồn bị chập là do chết mạch bảo vệ, mạch quá áp ...
17. LỖI MAINBOARD
17.1. Nguyên nhân
* Dấu hiệu nhận biết máy tính bị lỗi Mainboard
- Một vài dấu hiệu máy tính của bạn bị lỗi Mainboard PC bo mạch chủ:
- Màn hình xuất hiện khung menu BIOS ngay khi bạn vừa khởi động/ mở máy lên.
- Máy tính của bạn liên tục bị treo hoặc tự động khởi động không ngừng, đây cũng là 1 trong các dấu hiệu thường thấy nhất khi PC gặp lỗi Mainboard.
- Máy tính không xuất hiện bất kỳ hình ảnh, âm thanh nào khi mở máy cũng là dấu hiệu cho thấy máy có thể bị lỗi main máy tính
- Máy tính không kết nối được với những thiết bị đi kèm như bàn phím, chuột, ổ đĩa cứng thì cũng có thể là do Mainboard đã bị lỗi.
- Nếu ngửi thấy bất kỳ mùi khói, mùi đốt nào từ Mainboard thì bạn phải tắt máy ngay bởi đó chính là dấu hiệu chắc chắn nhất cho thấy bo mạch chủ đang cháy.
- Đèn LED của Mainboard không sáng cũng là biểu hiện minh chứng nó đang bị lỗi.
- Vậy thì nguyên nhân khiến Mainboard bị lỗi thường gặp nhất là gì? Có nhiều thói quen sử dụng hoặc sự cố sẽ dẫn đến việc lỗi Mainboard trên PC, laptop. Dưới đây là 4 trường hợp gây ảnh hưởng bo mạch chủ thường gặp nhất:
- Main đã cũ, bị xuống cấp: Dùng tần suất dày, lâu dài thì các thiết bị sẽ bị giảm hiệu năng và Mainboard cũng không ngoại lệ.
- Hiện tượng đoản mạch: Khi sạc mà dòng điện đột ngột vượt ngưỡng chỉ sổ của PC, sau đó lại giảm bất ngờ có thể gây hại tới Main.
- Mainboard bị nhiễm nước: Khi vô tình đổ nước hoặc lỡ làm máy ướt mưa, Mainboard sẽ cực kỳ dễ bị ảnh hưởng.
- Liên tục dùng dù máy nóng: Khi dùng máy đang nóng với tần suất liên tục, không ngừng thì có thể khiến hỏng Main như phù tụ, chết tụ…
17.2. Khắc phục
17.2.1. Lỗi Mainboard do BIOS chết
Thông thường, 2 nguyên do làm BIOS chết bao gồm: virus ăn BIOS hay người dùng nâng cấp hệ thống BIOS nhưng bị lỗi, mà chưa tạo tập bản dự phòng để khôi phục. Trong đó, bạn dễ nhận biết trường hợp BIOS nâng cấp bị lỗi, còn những trường hợp còn lại thì phải dùng card kiểm lại Mainboard mới nắm được nguồn gốc gây hỏng.
17.2.2. Hở chân không socket
Lỗi Mainboard máy tính tiếp theo chính là hở chân không socket của CPU - cầu nối giữa bộ vi xử lý và bo mạch chủ. Gặp phải lỗi này có thể là do phần chì bi nằm bên dưới bụng socket sau khi lâu ngày dùng đã bị hụt chì và từ đó khiến Mainboard tiếp xúc xấu với socket. Cách khắc phục được lỗi Mainboard PC này, bạn phải hấp socket khô bằng dụng cụ hàn Chip chuyên dụng. Đặc biệt, phải tránh để mỡ hoặc nhựa thông tiếp xúc bởi chúng sẽ làm chết socket. Tuy nhiên, nếu tình hình socket tệ đến mức việc quá tệ thì bạn nên thay cho máy socket mới.
17.2.3. Phù tụ điện
Những tụ điện sẽ chứa năng lượng điện và khả năng để điện xoay chiều chạy qua khiến cho chính nó cũng là 1 điện trở đa năng. Vậy nên khi nguồn điện cung cấp cho PC không được ổn định sẽ gây hại tới Mainboard. Từ đó, có thể tác động xấy và khiến máy tính của bạn bị treo, màn hình PC đơ không thao tác được hoặc máy khởi động liên tục. Với người dùng có kiến thức về Mainboard thì có thể tự mua tụ điện mới để về, theo đó bạn nên nên mua tụ33000uF/16V cũng chính là loại nhỏ nhất. Ngoài ra, bạn có thể tới trung tâm sửa chữa và nhờ thợ tay nghề cao hỗ trợ.
17.2.4. Không nhận Ram hoặc card mở rộng
Khi bạn dùng thiết bị lâu ngày hoặc nếu đã lâu rồi bạn chưa vệ sinh định kỳ cho máy tính thì Mainboard rất dễ gặp phải lỗi không nhận RAM hoặc card mở rộng... Những bụi bẩn hoặc phần bị rỉ sét có thể khiến cho mặt tiếp xúc của các khe không thể tiếp nhận được. Để sửa lỗi Mainboard trên máy tính này, bạn có thể tự mở thùng máy và vệ sinh bằng cách dùng cọ phủi đi bụi bẩn bám trên Main. Tuy nhiên, nếu bo mạch chủ bị rỉ sét hoặc thậm chí bị ăn mòn thì chỉ còn cách thay mới hoàn toàn tại những nơi sửa chữa uy tín.
17.2.5. Liệt màn hình
Lỗi Mainboard máy tính không lên màn hình, bị đơ hay bị liệt mà bạn hoàn toàn không thao tác được. Thông thường hiện tượng đoản mạch sẽ gây ra lỗi này, một vài trường hợp thì có thể do va chạm hoặc do sự cố khác. Để thực hiện cách khắc phục và sửa lỗi Mainboard PC trong trường hợp này, nếu biết thao tác tháo lắp màn hình bạn có thể tự tháo và làm sạch linh kiện, chân cáp. Tuy nhiên, bạn nên để thợ lành nghề tại trung tâm chuyên sửa chữa giúp bạn.
17.2.6. Các lỗi phải thay Mainboard
Tuy nhiên, có một vài trường hợp bạn không thể khắc phục hay sửa lỗi Mainboard mà phải thay mới hoàn toàn. Theo đó, bạn nên kiểm tra và chú ý lắp Main mới nếu máy gặp tình trạng:
- Chip VGA gặp lỗi nặng, thường gặp nếu bị thực hiện tác vụ nặng, phần mềm đồ họa cao hoặc game dung lượng lớn.
- Mainboard ngấm nước, khi đó, để đảm bảo máy bạn không hỏng hóc thì bạn nên thay Main mới hoàn toàn.
- Main bị sốc điện bởi thiết bị ngoại vi hoạt động không ổn định, lỗi này có thể khiến hỏng Main và phải thay mới.
18. LỖI CPU
18.1. Nguyên nhân
* Dấu hiệu nhận biết CPU bị hỏng hoặc đang18.2. Khắc phục
Khi gặp lỗi CPU, bạn có thể thực hiện các bước dưới đây để khắc phục vấn đề và đảm bảo máy tính của bạn hoạt động bình thường trở lại.
* Restart laptop/PC
Khởi động lại máy tính là bước đầu tiên và đơn giản nhất để giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến CPU. Điều này giúp làm mới hệ thống, giải phóng bộ nhớ, CPU và có thể khắc phục các lỗi tạm thời.
Tắt phần mềm, chương trình tiêu tốn tài nguyên
Kiểm tra và tắt những phần mềm đang tiêu tốn nhiều tài nguyên CPU. Bạn có thể sử dụng Task Manager (Ctrl + Shift + Esc) để xác định các chương trình ngốn nhiều CPU và tắt chúng đi.
* Cập nhật driver
Đảm bảo rằng tất cả các driver, đặc biệt là driver CPU và bo mạch chủ, đều được cập nhật phiên bản mới nhất. Bạn có thể tải các bản cập nhật từ trang web của nhà sản xuất hoặc sử dụng các công cụ cập nhật driver tự động.
* Chỉnh sửa file TimeBroker trong Registry
TimeBroker là một dịch vụ Windows giúp quản lý thời gian sử dụng của các ứng dụng nền. Trong một số trường hợp, TimeBroker có thể hoạt động không chính xác và dẫn đến lỗi CPU cao. Bạn có thể thử chỉnh sửa file TimeBroker trong Registry để khắc phục sự cố này. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc chỉnh sửa Registry có thể gây ra lỗi hệ thống nếu bạn không thực hiện đúng cách. Do đó, chỉ nên thực hiện cách này nếu bạn am hiểu về Registry.
* Sử dụng phần mềm diệt virus
Quét toàn bộ hệ thống để phát hiện và loại bỏ các phần mềm độc hại có thể gây ra lỗi CPU. Sử dụng phần mềm diệt virus uy tín để đảm bảo hiệu quả.
* Tắt tính năng Share P2P
Tính năng Share P2P (peer-to-peer) cho phép máy tính của bạn chia sẻ tệp với các máy tính khác. Tuy nhiên, tính năng này có thể sử dụng nhiều tài nguyên CPU và mạng. Nếu bạn không sử dụng tính năng Share P2P, hãy tắt nó đi để cải thiện hiệu suất hoạt động của máy tính.
* Chỉnh sửa thông báo trên Windows
Các thông báo liên tục có thể gây quá tải CPU. Vào Settings > System > Notifications & actions và tắt các thông báo không cần thiết để giảm tải CPU.
19. LỖI RAM
19.1. Nguyên nhân
Các dấu hiệu nhận biết RAM máy tính bị lỗi- Khi đang sử dụng, máy bị lỗi màn hình xanh BSOD, sau vài giây thì tự khởi động lại.
- Đang sử dụng thì máy tự khởi động lại, tình trạng này diễn ra thường xuyên.
- Sau một thời gian sử dụng, hiệu năng của máy giảm. Lúc mới khởi động, máy tính thực hiện các tác vụ mượt mà, nhưng dùng một lúc thì máy có hiện tượng đơ, chậm.
- Xuất hiện màn hình trắng sau khi khởi động máy tính.
19.2. Khắc phục
Cách kiểm tra tình trạng RAM trên máy tính
Để kiểm tra tình trạng RAM trên máy tính các bạn có thể thực hiện như sau:
+ Kiểm tra thông qua Computer Properties.
+ Kiểm tra thông tin máy tính với lệnh dxdiag.
+ Sử dụng phần mềm CPU-Z.
Khởi động lại máy tính
Nếu đây là lần đầu tiên máy tính gặp sự cố do bộ nhớ RAM, thì bạn hãy thử tắt máy đi rồi khởi động lại. Trường hợp lỗi vẫn chưa được khắc phục, bạn có thể thực khởi động lại thêm vài lần nữa, trước khi chuyển sang cách sửa lỗi khác.
Cài đặt lại phần mềm gây lỗi
Nếu nguyên nhân lỗi do ứng dụng thứ ba, bạn hãy xác định ứng dụng gây lỗi do ứng dụng nào bằng cách ứng dụng nào bạn vừa mở làm máy bị treo. Ngoài ta, trường hợp bạn vừa cài đặt phần mềm mới thì máy tính xuất hiện lỗi, rất có thể những phần mềm, ứng dụng này là nguyên nhân. Bạn hãy tiến hành gỡ các ứng dụng, phần mềm này.
Vệ sinh và lắp đặt lại các thanh RAM trên Mainboard
Đối với trường hợp nâng cấp, thay thế RAM mới không trùng tốc độ BUS, dung lượng RAM với những thanh RAM còn lại nên máy tính không nhận đủ RAM, bạn nên thay thế chúng.
Nếu các thanh RAM đã cùng thông số kỹ thuật mà máy tính không nhận RAM, bạn nên tháo RAM ra và lau sạch bụi, rồi lắp đặt lại chúng. Sau đó khởi động lại máy kiểm tra xem hết lỗi chưa nhé!
Cài lại hệ điều hành máy tính
Nếu bạn vừa cập nhật Windows hoặc phần mềm điều khiển thiết bị hay Driver thì đây cũng có thể là nguyên nhân lỗi RAM. Những bản cập nhật này không tương thích với máy tính của bạn. Lúc này bạn hãy gỡ những bản cập nhật này, hoặc cài đặt lại hệ điều hành.
20. LỖI HỆ ĐIỀU HÀNH
20.1. Nguyên nhân
20.2. Khắc phục
21. LỖI BÀN PHÍM, CHUỘT, DÂY SATA, VGA, USB, PIN CMOS, MÀN HÌNH
21.1. Nguyên nhân
21.2. Khắc phục
22. LỖI MÁY IN
22.1. Nguyên nhân
22.2. Khắc phục
23. Lỗi DRIVER
23.1. Nguyên nhân
23.2. Khắc phục
23. CHUẨN ĐOÁN LỖI MÁY TÍNH QUA TIẾNG BÍP
13.1. Beep code AMI BIOS.
Dưới đây là các beep code BIOS AMI có thể xảy ra. Tuy nhiên, do BIOS này có nhiều nhà sản xuất khác nhau, nên các mã bíp có thể hơi khác:
Beep Code | Mô tả |
---|---|
1 tiếng ngắn | Lỗi DRAM refresh. |
2 tiếng ngắn | Lỗi mạch chẵn lẻ (parity). |
3 tiếng ngắn | Lỗi cơ sở 64 K RAM. |
4 tiếng ngắn | Lỗi hẹn giờ hệ thống. |
5 tiếng ngắn | Lỗi tiến trình. |
6 tiếng ngắn | Lỗi Gate A20 trình điều khiển bàn phím. |
7 tiếng ngắn | Lỗi ngoại lệ chế độ ảo. |
8 tiếng ngắn | Hiển thị kiểm tra việc đọc/ghi bộ nhớ thất bại. |
9 tiếng ngắn | Lỗi kiểm tra ROM BIOS. |
10 tiếng ngắn | Lỗi đọc/ghi việc tắt CMOS. |
11 tiếng ngắn | Lỗi bộ nhớ cache. |
1 tiếng dài, 3 tiếng ngắn | Lỗi bộ nhớ thông thường/mở rộng. |
1 tiếng dài, 8 tiếng ngắn | Hiển thị/truy xuất kiểm tra thất bại. |
Tiếng báo hiệu với 2 tông khác nhau | Tốc độ quạt CPU thấp, có vấn đề về điện áp. |
Beep Code | Mô tả |
---|---|
1 tiếng dài, 2 tiếng ngắn | Cho biết lỗi video đã xảy ra và BIOS không thể khởi tạo màn hình video để hiển thị bất kỳ thông tin bổ sung nào. |
1 tiếng dài, 3 tiếng ngắn | Không phát hiện thấy card video (gắn lại card video) hoặc card video bị lỗi. |
Tiếng bíp lặp đi lặp lại không ngừng | Vấn đề về RAM. |
Lặp lại tiếng bíp chói tai trong khi PC đang chạy. | Bộ vi xử lý (CPU) quá nóng. |
Lặp lại tiếng bíp xen kẽ lúc chói tai lúc không | Vấn đề với bộ vi xử lý (CPU). Nó có thể bị hỏng. |
Beep Code | Mô tả |
---|---|
1 tiếng bíp | BIOS ROM hỏng hoặc bị lỗi. |
2 tiếng bíp | Không nhận RAM |
3 tiếng bíp | Lỗi bo mạch chủ |
4 tiếng bíp | Lỗi RAM |
5 tiếng bíp | Lỗi pin CMOS. |
6 tiếng bíp | Lỗi card video. |
7 tiếng bíp | Bộ vi xử lý (CPU) kém |
Beep Code | Mô tả |
---|---|
Không có tiếng bíp | Không có điện vào, dây nguồn lỏng hoặc không đủ điện. |
1 tiếng bíp ngắn | POST bình thường, máy tính ổn. |
2 tiếng bíp ngắn | Lỗi POST, xem lại màn hình để tìm error code (mã lỗi). |
Tiếng bíp liên tục | Không có điện vào, dây nguồn lỏng hoặc không đủ điện. |
Các tiếng bíp ngắn lặp lại | Không có điện vào, dây nguồn lỏng hoặc không đủ điện. |
1 tiếng bíp dài và 1 tiếng bíp ngắn | Có vấn đề với bo mạch chủ. |
1 tiếng bíp dài và 2 tiếng bíp ngắn | Sự cố liên quan đến video (vấn đề mạch hiển thị Mono/CGA). |
1 tiếng bíp dài và 3 tiếng bíp ngắn | Mạch hiển thị video (EGA). |
3 tiếng bíp dài | Lỗi bàn phím hoặc card bàn phím. |
1 tiếng bíp, màn hình không hiển thị hoặc hiển thị không chính xác | Mạch hiển thị video. |
23.5. Âm khởi động Macintosh
Âm | Lỗi |
---|---|
Âm báo lỗi (2 tông khác nhau) | Vấn đề với bo mạch logic hoặc bus SCSI. |
Âm báo khởi động, quay ổ đĩa, không có video | Sự cố với bộ điều khiển video. |
Nguồn bật, không có âm báo | Vấn đề về bo mạch logic. |
Âm cao, 4 âm cao hơn | Vấn đề với SIMM. |
23.6. Mã code Phoenix BIOS
Dưới đây là các beep code cho Phoenix BIOS Q3.07 hoặc 4.x.
Beep Code | Mô tả hoặc phần cần kiểm tra |
---|---|
1-1-1-1 | Beep code chưa được xác nhận. Gắn lại chip RAM hoặc thay thế chip RAM nếu có thể. |
1-1-1-3 | Xác minh chế độ thực. |
1-1-2-1 | Nhận loại CPU. |
1-1-2-3 | Khởi tạo phần cứng hệ thống. |
1-1-3-1 | Khởi tạo các chipset register với giá trị POST ban đầu. |
1-1-3-2 | Đặt POST flag vào vị trí. |
1-1-3-3 | Khởi tạo các CPU register. |
1-1-4-1 | Khởi tạo bộ nhớ cache thành giá trị POST ban đầu. |
1-1-4-3 | Khởi tạo giá trị I/O. |
1-2-1-1 | Khởi tạo quá trình quản lý điện năng. |
1-2-1-2 | Load register thay thế với giá trị POST ban đầu. |
1-2-1-3 | Chuyển đến UserPatch0. |
1-2-2-1 | Khởi tạo trình điều khiển bàn phím. |
1-2-2-3 | Kiểm tra BIOS ROM. |
1-2-3-1 | Khởi tạo bộ hẹn giờ 8254. |
1-2-3-3 | Khởi tạo bộ điều khiển DMA 8237. |
1-2-4-1 | Reset lại trình điều khiển gián đoạn có thể lập trình. |
1-3-1-1 | Kiểm tra khả năng refresh của DRAM. |
1-3-1-3 | Kiểm tra trình điều khiển bàn phím 8742. |
1-3-2-1 | Đặt phân đoạn ES thành register 4GB. |
1-3-3-1 | Tự động hóa DRAM. |
1-3-3-3 | Xóa bộ nhớ RAM 512 K. |
1-3-4-1 | Kiểm tra 512 dòng địa chỉ cơ sở. |
1-3-4-3 | Kiểm tra bộ nhớ cơ bản 512 K. |
1-4-1-3 | Kiểm tra tần số xung nhịp bus CPU. |
1-4-2-4 | Khởi tạo lại chipset. |
1-4-3-1 | Bảo vệ BIOS ROM hệ thống. |
1-4-3-2 | Khởi tạo lại bộ nhớ cache. |
1-4-3-3 | Tự động hóa bộ nhớ cache. |
1-4-4-1 | Cấu hình register chipset nâng cao. |
1-4-4-2 | Load các register thay thế bằng các giá trị CMOS. |
2-1-1-1 | Đặt tốc độ CPU ban đầu. |
2-1-1-3 | Khởi tạo vectơ gián đoạn. |
2-1-2-1 | Khởi tạo các quá trình gián đoạn BIOS. |
2-1-2-3 | Kiểm tra thông báo bản quyền ROM. |
2-1-2-4 | Khởi tạo trình quản lý cho các ROM tùy chọn PCI. |
2-1-3-1 | Kiểm tra cấu hình video với CMOS. |
2-1-3-2 | Khởi tạo bus PCI và các thiết bị. |
2-1-3-3 | Khởi tạo tất cả các bộ điều hợp (adapter) video trong hệ thống. |
2-1-4-1 | Bảo vệ video BIOS ROM. |
2-1-4-3 | Hiển thị thông báo bản quyền. |
2-2-1-1 | Hiển thị loại và tốc độ CPU. |
2-2-1-3 | Kiểm tra bàn phím. |
2-2-2-1 | Thiết lập thao tác bấm phím nếu đã được kích hoạt. |
2-2-2-3 | Kích hoạt bàn phím. |
2-2-3-1 | Kiểm tra các gián đoạn bất ngờ. |
2-2-3-3 | Hiển thị lời nhắc Press F2 to enter SETUP. |
2-2-4-1 | Kiểm tra RAM từ 512 đến 640 k. |
2-3-1-1 | Kiểm tra bộ nhớ mở rộng. |
2-3-1-3 | Kiểm tra các dòng địa chỉ bộ nhớ mở rộng. |
2-3-2-1 | Chuyển đến UserPatch1. |
2-3-2-3 | Định cấu hình các register bộ nhớ cache nâng cao. |
2-3-3-1 | Kích hoạt bộ nhớ cache bên ngoài và CPU. |
2-3-3-3 | Hiển thị kích thước bộ nhớ cache ngoài. |
2-3-4-1 | Hiển thị thông báo bảo vệ. |
2-3-4-3 | Hiển thị các phân đoạn không dùng một lần. |
2-4-1-1 | Hiển thị thông báo lỗi. |
2-4-1-3 | Kiểm tra lỗi cấu hình. |
2-4-2-1 | Kiểm tra đồng hồ thời gian thực. |
2-4-2-3 | Kiểm tra lỗi bàn phím. |
2-4-4-1 | Thiết lập vectơ ngắt phần cứng. |
2-4-4-3 | Kiểm tra bộ vi xử lý còn lại (nếu có). |
3-1-1-1 | Tắt cổng I/O trên bo mạch. |
3-1-1-3 | Phát hiện và cài đặt các cổng RS232 ngoài. |
3-1-2-1 | Phát hiện và cài đặt các cổng song song bên ngoài. |
3-1-2-3 | Khởi tạo lại các cổng I/O tích hợp. |
3-1-3-1 | Khởi tạo vùng dữ liệu BIOS. |
3-1-3-3 | Khởi tạo vùng dữ liệu BIOS mở rộng. |
3-1-4-1 | Khởi tạo bộ điều khiển đĩa mềm. |
3-2-1-1 | Khởi tạo bộ điều khiển đĩa cứng. |
3-2-1-2 | Khởi tạo bộ điều khiển đĩa cứng bus cục bộ. |
3-2-1-3 | Chuyển đến UserPatch2. |
3-2-2-1 | Vô hiệu hóa dòng địa chỉ A20. |
3-2-2-3 | Xóa register phân đoạn ES lớn. |
3-2-3-1 | Tìm kiếm các ROM tùy chọn. |
3-2-3-3 | Bảo vệ các ROM tùy chọn. |
3-2-4-1 | Thiết lập tính năng quản lý năng lượng. |
3-2-4-3 | Thiết lập tính năng ngắt phần cứng. |
3-3-1-1 | Đặt thời gian trong ngày. |
3-3-1-3 | Kiểm tra khóa phím. |
3-3-3-1 | Xóa dấu nhắc F2. |
3-3-3-3 | Quét F2 key stroke. |
3-3-4-1 | Vào thiết lập CMOS. |
3-3-4-3 | Xóa POST flag. |
3-4-1-1 | Kiểm tra lỗi. |
3-4-1-3 | Quá trình POST đã xong, chuẩn bị khởi động hệ điều hành. |
3-4-2-1 | Một tiếng bíp. |
3-4-2-3 | Kiểm tra mật khẩu (tùy chọn). |
3-4-3-1 | Xóa bảng mô tả toàn cục. |
3-4-4-1 | Xóa trình kiểm tra chẵn lẻ. |
3-4-4-3 | Xóa màn hình (tùy chọn). |
3-4-4-4 | Kiểm tra lời nhắc về virus và sao lưu. |
4-1-1-1 | Thử boot với INT 19. |
4-2-1-1 | Lỗi gián đoạn trình xử lý. |
4-2-1-3 | Lỗi gián đoạn chưa xác định. |
4-2-2-1 | Lỗi gián đoạn đang chờ xử lý. |
4-2-2-3 | Khởi tạo lỗi ROM tùy chọn. |
4-2-3-1 | Lỗi tắt máy. |
4-2-3-3 | Di chuyển khối mở rộng. |
4-2-4-1 | Lỗi tắt máy 10. |
4-3-1-3 | Khởi tạo chipset. |
4-3-1-4 | Khởi tạo bộ đếm refresh. |
4-3-2-1 | Kiểm tra flash bắt buộc. |
4-3-2-2 | Kiểm tra trạng thái HW của ROM. |
4-3-2-3 | BIOS ROM ổn. |
4-3-2-4 | Thực hiện kiểm tra RAM hoàn chỉnh. |
4-3-3-1 | Khởi tạo OEM. |
4-3-3-2 | Khởi tạo bộ điều khiển ngắt. |
4-3-3-3 | Đọc trong mã khởi động. |
4-3-3-4 | Khởi tạo tất cả vectơ. |
4-3-4-1 | Boot chương trình flash. |
4-3-4-2 | Khởi tạo thiết bị boot. |
4-3-4-3 | Boot code được đọc là OK. |
Tiếng báo hiệu với 2 tông khác nhau | Tốc độ quạt CPU thấp, có vấn đề với mức điện áp. |